| 361 Lượt xem
₫600,000 - ₫45,00093% GIẢM
Cơ chế hoạt động của cỏ lúa mì là gì?
Cỏ lúa mì có chứa các hóa chất có khả năng chống oxy hóa và chống viêm (sưng), nên một số người nghĩ rằng cỏ lúa mì có thể có ích cho viêm loét đại tràng, ngoài ra cũng chứa một chất có khả năng trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn.
Hiện nay vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thuốc này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.
Giá trị dinh dưỡng
Trong 100g cỏ lúa mì có chứa các thành phần dinh dưỡng sau:
Vitamin B2 – 0,156 mg
Vitamin C – 2,5 mg
Natri – 15 mg
Phốt pho – 201 mg
Sắt – 2,15 mg
Chất xơ – 1g
Chất béo – 1,25g
Năng lượng – 200 kilocalo
Vitamin B6 – 0,266 mg
Vitamin B1 – 0,224 mg
Kẽm – 1,66 mg
Kali – 170 mg
Magie – 81 mg
Canxi – 30 mg
Tinh bột – 43g
Protein – 7,5g
Nước – 48g
Liều dùng
Liều dùng thông thường của cỏ lúa mì là gì?
Liều dùng của có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi của bạn, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Thảo dược này có thể không an toàn. Hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.
Dạng bào chế của cỏ lúa mì là gì?
Cỏ lúa mì có các dạng bào chế:
Viên nén
Bột
Nếu muốn dùng loại cỏ này trong thời gian mang thai, bạn cần:
Tránh ăn cỏ sống
Tham vấn với bác sĩ trước khi quyết định bổ sung loại cỏ này vào chế độ ăn
Tác dụng phụ
Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng cỏ lúa mì?
Sử dụng loại cỏ này có thể gây buồn nôn, mất cảm giác ngon miệng và táo bón.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ.
Thận trọng
Trước khi dùng cỏ lúa mì, bạn nên biết những gì?
Tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ, nếu:
Bạn có thai hoặc cho con bú, bạn chỉ nên dùng thuốc theo khuyến cáo của bác sĩ;
Bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào khác;
Bạn có dị ứng với bất kỳ chất nào của cây cỏ lúa mì hoặc các loại thuốc khác hoặc các loại thảo mộc khác;
Bạn có bất kỳ bệnh tật, rối loạn hoặc tình trạng bệnh nào khác;
Bạn có bất kỳ loại dị ứng nào khác, như thực phẩm, thuốc nhuộm, chất bảo quản, hay động vật.
Bạn cần cân nhắc giữa lợi ích của việc sử dụng cỏ lúa mì với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.
Mức độ an toàn của cỏ lúa mì như thế nào?
Cỏ lúa mì an toàn khi dùng với lượng thường có trong thức ăn. Cỏ lúa mì có thể an toàn đối với hầu hết người lớn khi uống với lượng thuốc lên đến 18 tháng hoặc khi được bôi lên da như một loại kem cho đến 6 tuần. Không đủ thông tin về sự an toàn của việc sử dụng lâu dài lúa mỳ như là một loại thuốc.
Phụ nữ mang thai cần cân nhắc khi sử dụng
Dùng cỏ lúa mì trong thời gian mang thai có an toàn không?
Với nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, dùng cỏ lúa mì trong thời gian mang thai có thể đem đến một số lợi ích nhất định. Tuy nhiên, bạn hãy nhớ rằng, nếu lạm dụng thì có thể dẫn đến rất nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả bạn và thai nhi. Bên cạnh đó, bạn cũng nên lưu ý rằng loại cỏ này có chứa rất nhiều vi khuẩn và nấm nên việc chế biến cần phải hết sức cẩn thận để tránh ngộ độc.
Có nên uống nước ép cỏ lúa mì trong thời gian mang thai không?
Với một số chất dinh dưỡng giúp thanh lọc máu, nước ép cỏ lúa mì có thể là một thức uống tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu như bạn chưa từng uống nước ép cỏ lúa mì thì các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng bạn không nên thử trong thời gian mang thai.
Lợi ích sức khỏe của cỏ lúa mì đối với phụ nữ mang thai
Các chất dinh dưỡng phong phú có thể đem đến cho cơ thể một số lợi ích về sức khỏe như:
1. Giúp da khỏe mạnh và trắng sáng
Trong thời gian mang thai, da của bạn có thể trở nên xỉn màu và thâm nám do sự thay đổi của nội tiết tố và do rất nhiều chất dinh dưỡng trong cơ thể được sử dụng để giúp thai nhi phát triển. Cỏ lúa mì có tác dụng làm sạch da và loại bỏ các tế bào chết, do đó sử dụng loại thảo dược này trong thời gian mang thai có thể giúp làn da của bạn trắng sáng trở lại.
2. Ngăn ngừa bức xạ
Cỏ lúa mì được thu hoạch khi cây lúa mì còn non và thường được dùng để ăn sống, do đó chất diệp lục trong cỏ lúa mì sẽ trực tiếp xâm nhập vào cơ thể chúng ta. Chất diệp lục đóng một vai trò quan trọng trong việc chống lại các bức xạ mà cơ thể chúng ta tiếp xúc hàng ngày. Ngoài ra, chất diệp lục còn có tác động tích cực đối với sức khỏe răng miệng và sự chắc khỏe của của tóc.
Bình luận
499,000 đ
2991 Lượt xem